Những địa phương nào bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc cập nhật mới nhất?

nhung-dia-phuong-nao-bi-cam-xuat-khau-lao-dong-sang-Han-Quoc

Trong những năm gần đây, số lượng lao động sau khi hết hợp đồng lao động tại Hàn Quốc không trở về Việt Nam tăng lên rõ rệt, chính vì vậy, bên phía Hàn Quốc đã dừng tiếp nhận người lao động tại một số địa phương ở nước ta. Để tìm hiểu xem mình có nằm trong danh sách các địa phương bị cấm đó không chúng ta cùng xem nội dung dưới đây!

  1. Danh sách các Tỉnh bị cấm Xuất khẩu lao động Hàn Quốc

    Mới đây, Website chính thức của Cục quản lý lao động nước ngoài đã đăng tải thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2023 tại 4 số Tỉnh như: Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

    Tuy nhiên không phải tất cả các quận/huyện tại 04 địa phương này đều bị cấm xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Hàn Quốc mà chỉ hạn chế với 08 quận/huyện/thành phố/thị xã sau đây:

    • Hải Dương: Thành phố Chí Linh.
    • Thanh Hóa: Huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa.
    • Nghệ An: Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên.
    • Hà Tĩnh: Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên.

    Thông báo này được đưa ra sau khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã thống nhất ý kiến với nhau nhằm hạn chế tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

    Tuy nhiên, việc cấm xuất khẩu lao động không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, lao động theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phía Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt.
    Xem thêm: Điều kiện xuất khẩu lao động sang Nhật Bản mà người lao động cần biết

    nhung-dia-phuong-nao-bi-cam-xuat-khau-lao-dong-sang-Han-Quoc
    Những địa phương nào bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
  2. Hết hạn hợp đồng mà trốn ở lại bất hợp pháp thì sẽ bị phạt thế nào?

    Theo khoản 2 Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, thì người lao động đi làm việc theo diện hợp đồng, sau khi kết thúc hợp đồng, người lao động phải có nghĩa vụ trở về nước đúng thời hạn, nghiêm cấm các hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi hết hợp đồng. Do đó, sau khi hết hợp đồng, người lao động Việt Nam phải trở về nước đúng thời hạn.
    Theo pháp luật Hàn Quốc, trường hợp lao động cư trú bất hợp pháp tại đây có thể bị phạt tù đến 03 năm, phạt tiền lên đến 30 triệu won (tương đương hơn 500 triệu đồng), sau đó bị trục xuất về nước và hạn chế nhập cảnh vào Hàn Quốc.

    Ngoài ra, sau khi trở về Việt Nam, người lao động tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật còn bị phạt từ 80 triệu đến 100 triệu đồng.

    Việt người lao động Việt Nam tự ý ở lại nước ngoài bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng không chỉ gây ảnh hưởng tới cá nhân, bản thân mình mà còn gây ảnh hưởng tới rất nhiều người lao động Việt Nam khác, ảnh hưởng tới rất nhiều người cũng đang có mong muốn được đi XKLĐ Hàn Quốc. Ngoài ra, việc đó còn ảnh hưởng tới sự hợp tác giữa Việt Nam – Hàn Quốc trong vấn đề Xuất khẩu lao động.

    Trên đây là danh sách những địa phương bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc cập nhật mới nhất năm 2023, người lao động có thể tham khảo và xem xét phù hợp với bản thân để đăng ký đi XKLĐ.

Để biết rõ hơn về các vấn đề Xuất khẩu lao động khác, các bạn có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua Hotline:

0937241085

Hoặc các bạn có thể để lại thông tin tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn sớm nhất!

    4.8/5 - (5 bình chọn)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gọi ngay